
[SIM05] Thiết bị cảnh báo mở cửa qua điện thoại
- 24 Tháng Năm, 2020
- 0 Comment(s)
- Giới thiệu
Thiết bị cảnh báo mở cửa qua điện thoại SIM05 có chức năng BÁO KHÁCH hoặc BÁO ĐỘT NHẬP (báo trộm) nhờ sử dụng các cảm biến từ.
Ở chế độ BÁO KHÁCH, còi báo động sẽ kêu ngắn (trong 0.5s) khi có cửa mở ra tại nơi lắp cảm biến, báo hiệu có khách vào phòng.
Ở chế độ BÁO ĐỘT NHẬP, khi có cửa mở ra, còi báo động sẽ kêu liên tục và thiết bị sẽ nhắn tin SMS – gọi điện lần lượt cho các số điện thoại đã lưu (tối đa 05 số).
Đồng thời, thiết bị còn có chức năng cảnh báo khi MẤT ĐIỆN / CÓ ĐIỆN điện lưới 220VAC.
- Các thông số nổi bật:
– 02 cảm biến từ để báo mở cửa, không dây, sử dụng pin, dễ dàng lắp đặt.
– Pin dự phòng trong trường hợp mất điện thiết bị vẫn hoạt động được trong khoảng 12 giờ.
– 02 chế độ: BÁO KHÁCH và BÁO ĐỘT NHẬP
– Nhắn tin SMS, gọi điện cho 05 số điện thoại khi có đột nhập.
– Đặt tên được vị trí lắp đặt các cảm biến.
– Dễ dàng chuyển chế độ bằng Remote hoặc bằng tin nhắn đến thiết bị.
– Còi báo động lớn 110dB, gây bất ngờ và hoảng sợ cho kẻ đột nhập.
- Cài đặt và sử dụng
3.1. Các bước sử dụng
Bước 1: Lắp đặt SIM05 theo sơ đồ dưới đây:
– Ghim cáp nguồn từ Bộ Trung Tâm đến Pin dự phòng.
– Ghim cáp nguồn từ Pin dự phòng đến Adapter nguồn.
– Ghim còi báo động vào Bộ Trung Tâm.
– Gắn các cảm biến lên các cửa cần cảnh báo.
– Gắn Bộ Trung Tâm sao cho nhận được tín hiệu từ các cảm biến (khoảng cách xuyên tường ~20m)
Bước 2: Gắn thẻ Sim vào SIM05
– Lắp Sim sao cho bề mặt đồng úp xuống dưới và cạnh khuyết hướng ra ngoài.
– Đẩy Sim vào, ấn mạnh rồi buông ra nghe tiếng cạch là được.
– Muốn lấy Sim, nhấn mạnh vào rồi buông ra cũng nghe tiếng cạch.
(Nên dùng một cây nhíp để gắn sim hoặc lấy sim sẽ dễ dàng hơn)
Bước 3: Cấp nguồn và đợi SIM05 sẵn sàng hoạt động
– Cấp nguồn cho SIM05 từ pin dự phòng.
– Còi kêu báo hiệu SIM05 đã được cấp nguồn.
– Quan sát thấy Led Mạng GSM màu đỏ chớp nhanh.
– Đợi sau khoảng 10s, còi kêu báo hiệu SIM05 kết nối vào mạng điện thoại thành công và đã sẵn sàng, lúc này Led Sẵn Sàng màu xanh sáng lên, đồng thời Led Mạng GSM chớp chậm.
Bước 4: Nhắn tin nạp tiền vào Sim điện thoại
– Sim điện thoại nếu đã có sẵn tiền trong tài khoản thì không cần thực hiện bước này.
– Sim điện thoại mới mua về thường không có tiền trong tài khoản nên cần nạp tiền cho Sim.
– Mua một thẻ cào để lấy mã số thẻ.
– Dùng một điện thoại bất kỳ nhắn tin đến số điện thoại của Sim đã lắp vào SIM05.
– Soạn tin nhắn: NTmãsố
(NT viết tắt của Nạp Tiền)
Ví dụ nếu mã số thẻ cào là 572012383434734 thì soạn tin: NT572012383434734 gửi đến SIM05.
– Còi của SIM05 kêu lên báo hiệu nhận được tin nhắn.
– Nếu nạp tiền thành công, SIM05 sẽ nhắn lại tin có nội dụng: Tai khoan cua Quy khach la xxxxx dong
– Nếu nạp tiền không thành công, SIM05 sẽ nhắn lại tin có nội dung: Ma so the cao khong hop le hoac da duoc su dung, lúc này cần kiểm tra lại mã thẻ cào đã đúng hay chưa và thử lại.
Ghi chú: đây là cách nạp tiền thủ công, người dùng hoàn toàn có thể dùng những cách nạp tiền khác để nạp tiền cho Sim như: các trang trực tuyến, dịch vụ ngân hàng…
Bước 5: Kiểm tra chất lượng sóng điện thoại tại vị trí lắp đặt SIM05
– Dùng một điện thoại bất kỳ nhắn tin đến số điện thoại của Sim đã lắp vào SIM05.
– Soạn tin nhắn: SDT
(SDT viết tắt của Sóng Điện Thoại)
– Còi của SIM05 kêu lên báo hiệu nhận được tin nhắn.
– SIM05 sẽ nhắn lại tin có nội dung hiển thị % chất lượng sóng. Ví dụ: 90%
– Nếu % chất lượng thấp hơn 40% thì nên đổi vị trí lắp đặt SIM05 đến vị trí khác có sóng tốt hơn.
– Hiện nay hầu như ở mọi khu vực dân cư, sóng điện thoại đều rất tốt.
– Các vị trí tránh lắp đặt: tầng hầm, trong thùng kín bằng kim loại.
Bước 6: Nhắn tin lưu 05 số điện thoại người thân A, B, C, D, E vào danh sách
– Dùng một điện thoại bất kỳ nhắn tin đến số điện thoại của Sim đã lắp vào SIM05.
– Soạn tin nhắn: NAxxxxxxxxxx
(NA viết tắt của Người A)
Trong đó xxxxxxxxxx là số điện thoại của người thứ nhất (Người A)
Ví dụ: NA0932669334
– Còi của SIM05 kêu lên khi nhận được tin nhắn.
– Nếu lưu số điện thoại thành công, SIM05 sẽ nhắn lại: Da luu NA
– Thực hiện tương tự để lưu số điện thoại của Người B, Người C, Người D, Người E vào danh sách:
Soạn tin nhắn: NBxxxxxxxxxx, NCxxxxxxxxxx, NDxxxxxxxxxx, NExxxxxxxxxx
– Có thể lưu tối đa 05 số điện thoại, và tối thiểu 01 số điện thoại.
Bước 7: Kiểm tra lại danh sách số điện thoại
– Dùng một điện thoại bất kỳ nhắn tin đến số điện thoại của Sim đã lắp vào SIM05.
– Soạn tin nhắn: DS
(DS viết tắt của Danh Sách)
– Còi của SIM05 kêu lên khi nhận được tin nhắn.
– SIM05 sẽ nhắn lại tin có nội dung:
Danh sach:
NA:0932669334
NB:0000000000
NC:0000000000
ND:0000000000
NE:0000000000
– Lúc này, kiểm tra lại một lần nữa các số điện thoại đã được lưu đúng chưa.
Bước 8: Đặt tên cho vị trí lắp đặt cảm biến mở cửa thứ nhất (Vị Trí 1)
– Dùng một điện thoại bất kỳ nhắn tin đến số điện thoại của Sim đã lắp vào SIM05.
– Soạn tin nhắn: VT1:xxx
(VT1 viết tắt của Vị Trí 1)
Trong đó xxx là tên của vị trí nơi người dùng lắp đặt cảm biến số 1.
Tên này người dùng tự đặt tùy ý (không dấu).
Độ dài của tên vị trí không quá 20 ký tự (Thiết bị chỉ lưu và hiển thị 20 ký tự đầu tiên của tên vị trí)
Ví dụ: VT1:Cua phong khach
– Còi của SIM05 kêu lên khi nhận được tin nhắn.
– SIM05 sẽ nhắn lại tin có nội dung: Da luu VT1
Bước 9: Đặt tên cho vị trí lắp đặt cảm biến mở cửa thứ nhất (Vị Trí 2)
– Dùng một điện thoại bất kỳ nhắn tin đến số điện thoại của Sim đã lắp vào SIM05.
– Soạn tin nhắn: VT2:xxx
(VT2 viết tắt của Vị Trí 2)
Trong đó xxx là tên của vị trí nơi người dùng lắp đặt cảm biến số 2.
Tên này người dùng tự đặt tùy ý (không dấu).
Độ dài của tên vị trí không quá 20 ký tự (Thiết bị chỉ lưu và hiển thị 20 ký tự đầu tiên của tên vị trí)
Ví dụ: VT2:Cua cuon
– Còi của SIM05 kêu lên khi nhận được tin nhắn.
– SIM05 sẽ nhắn lại tin có nội dung: Da luu VT2
Bước 10:
* Thử nghiệm tính năng BÁO KHÁCH của SIM05
– Nhấn vào nút Remote.
– Còi báo động kêu 1 lần ngắn (trong 0.5s), đồng thời đèn Led Báo Động tắt.
Lúc này thiết bị đang ở chế độ BÁO KHÁCH
– Thử nghiệm bằng cách mở các cửa tại các vị trí lắp cảm biến. Mỗi lần cửa mở, còi báo động sẽ kêu 1 lần ngắn (trong 0.5s)
* Thử nghiệm tính năng BÁO ĐỘT NHẬP của SIM05
– Nhấn vào nút Remote.
– Còi báo động kêu 3 lần ngắn (trong 0.5s mỗi lần), đồng thời đèn Led Báo Động chớp liên tục.
Lúc này thiết bị đang ở chế độ BÁO ĐỘT NHẬP
(Có thể bật chế độ BÁO ĐỘT NHẬP bằng cách nhắn tin đến thiết bị tin nhắn có nội dung: BD)
– Khi mở cửa tại nơi lắp đặt cảm biến, còi báo động sẽ hú liên tục.
– Đèn Led Báo Động sẽ sáng liên tục.
– Thiết bị sẽ nhắn tin đến các số điện thoại đã lưu trong danh sách, tin nhắn có nội dung:
CUA MO !
Vi tri 1: Cua phong khach
Hoặc:
CUA MO !
Vi tri 2: Cua cuon
– Sau đó thiết bị sẽ gọi điện đến các số điện thoại đã lưu trong danh sách.
– Sau khi nhắn tin và gọi điện, còi báo động sẽ kêu thêm 30s rồi tắt.
Ghi chú: Thường ở bước thử nghiệm, người dùng nên cài đặt số điện thoại của chính mình vào danh sách, để quan sát sự hoạt động của SIM05. Sau đó, nhắn tin lệnh xóa danh sách (XDS) để làm cho danh sách trống, sau đó mới tiến hành cài đặt các số điện thoại của người thân vào. Để tránh làm phiền người thân khi thử nghiệm nhắn tin / gọi điện.
* Thử nghiệm cảnh báo mất điện:
– Ngắt nguồn điện bằng cách rút Adapter nguồn ra khỏi điện lưới.
– SIM05 sẽ kiểm tra trong vòng vài giây để chắc chắn là đã mất điện.
– Còi của SIM05 kêu lên báo hiệu đã mất điện.
– Đèn Led Báo Động sáng lên.
– SIM05 nhắn tin đến số điện thoại lưu trong danh sách.
Nội dung tin nhắn: “MAT DIEN !”
– SIM05 gọi điện đến số điện thoại lưu trong danh sách.
– Sau đó, SIM05 hoạt động nhờ nguồn pin trong thời gian chờ có điện trở lại.
* Thử nghiệm cảnh báo có điện trở lại:
– Ghim Adapter vào điện lưới để cấp nguồn trở lại.
– SIM05 sẽ kiểm tra trong vòng vài giây để chắc chắn là đã có điện.
– Còi của SIM05 kêu lên báo hiệu đã có điện.
– Đèn Led Báo Động sáng lên.
– SIM05 nhắn tin đến số điện thoại lưu trong danh sách.
Nội dung tin nhắn: “CO DIEN !”
– SIM05 gọi điện đến số điện thoại lưu trong danh sách.
*** Sau bước thử nghiệm, lúc này SIM05 đã sẵn sàng để đưa vào sử dụng.
3.2. Tập lệnh cài đặt
TT |
Nội dung tin nhắn |
Ý nghĩa |
Ví dụ |
1 |
NAxxxxxxxxxx |
Lưu số điện thoại của Người A vào danh sách |
Nhắn tin đến SIM05: NA0932669334 Tin nhắn trả về: Da luu NA |
NBxxxxxxxxxx |
Lưu số điện thoại của Người B vào danh sách |
||
NCxxxxxxxxxx |
Lưu số điện thoại của Người C vào danh sách |
||
NDxxxxxxxxxx |
Lưu số điện thoại của Người D vào danh sách |
||
NExxxxxxxxxx |
Lưu số điện thoại của Người E vào danh sách |
||
2 |
DS |
Liệt kê các số điện thoại trong danh sách (DS = Danh Sách) |
Nhắn tin đến SIM05: DS Tin nhắn trả về: Danh sach: NA:0932669334 NB:0000000000 NC:0000000000 ND:0000000000 NE:0000000000 |
3 |
XNA |
Xóa số điện thoại của Người A khỏi danh sách |
Nhắn tin đến SIM05: XNA Tin nhắn trả về: Da xoa NA |
XNB |
Xóa số điện thoại của Người B khỏi danh sách |
||
XNC |
Xóa số điện thoại của Người C khỏi danh sách |
||
XND |
Xóa số điện thoại của Người D khỏi danh sách |
||
XNE |
Xóa số điện thoại của Người E khỏi danh sách |
||
4 |
XDS |
Xóa tất cả các số điện thoại trong danh sách (XDS = Xóa Danh Sách) |
Nhắn tin đến SIM05: XDS Tin nhắn trả về: Da xoa DS |
5 |
KTTK |
Kiểm tra tài khoản hiện có của Sim điện thoại (KTTK = Kiểm Tra Tài Khoản)
Lưu ý: Nếu tin nhắn trả về là “Vui lòng thử lại !” thì cần khởi động lại thiết bị và thử lại. |
Nhắn tin đến SIM05: KTTK Tin nhắn trả về: Thông báo số tiền hiện có |
6 |
NTmã số |
Nạp tiền vào Sim bằng thẻ cào (NT = Nạp Tiền) |
Nhắn tin đến SIM05: NT195362689928563 Tin nhắn trả về: – Nếu thành công: Tai khoan cua Quy khach la xxxxx dong – Nếu thất bại: Ma so the cao khong hop le hoac da duoc su dung |
7 |
SDT |
Kiểm tra chất lượng sóng điện thoại ở vị trí lắp đặt (SDT = Sóng Điện Thoại) Lưu ý: Nên lắp đặt SIM05 tại vị trí có sóng điện thoại từ 40% trở lên, để SIM05 có thể hoạt động ổn định. |
Nhắn tin đến SIM05: SDT Tin nhắn trả về: 93% |
8 |
VT1:xxx |
Đặt tên cho vị trí lắp đặt cảm biến mở cửa thứ nhất (VT1 = Vị Trí 1) Trong đó xxx là tên tùy ý tự đặt (không dấu). Độ dài của tên không quá 20 ký tự. |
Nhắn tin đến SIM05: VT1:Cua phong khach Tin nhắn trả về: Da luu VT1
(đặt tên cho vị trí lắp đặt cảm biến báo cháy thứ nhất là Cửa phòng khách)
|
9 |
VT2:xxx |
Đặt tên cho vị trí lắp đặt cảm biến mở cửa thứ hai (VT2 = Vị Trí 2) Trong đó xxx là tên tùy ý tự đặt (không dấu). Độ dài của tên không quá 20 ký tự. |
Nhắn tin đến SIM05: VT2:Cua cuon Tin nhắn trả về: Da luu VT2
(đặt tên cho vị trí lắp đặt cảm biến báo cháy thứ hai là Cửa cuốn)
|
10 |
BD |
Cài đặt bật chế độ BÁO ĐỘT NHẬP (BD = Báo Động) |
Nhắn tin đến SIM05: BD Tin nhắn trả về: Da luu
|
11 |
KBD |
Cài đặt tắt chế độ BÁO ĐỘT NHẬP, chuyển sang chế độ BÁO KHÁCH (KBD = Không Báo Động) |
Nhắn tin đến SIM05: KBD Tin nhắn trả về: Da luu
|
12 |
GD |
Cài đặt cho phép gọi điện khi có đột nhập (GD = Gọi Điện) |
Nhắn tin đến SIM05: GD Tin nhắn trả về: Da luu |
13 |
KGD |
Cài đặt không cho phép gọi điện khi có đột nhập, chỉ nhắn tin cảnh báo (KGD = Không Gọi Điện) |
Nhắn tin đến SIM05: KGD Tin nhắn trả về: Da luu |
14 |
BK |
Cài đặt cho phép chế độ BÁO KHÁCH có thể hoạt động (BK = Báo Khách) |
Nhắn tin đến SIM05: BK Tin nhắn trả về: Da luu |
15 |
KBK |
Cài đặt không cho phép chế độ BÁO KHÁCH hoạt động (còi sẽ không kêu mỗi lần mở cửa) (BK = Báo Khách) |
Nhắn tin đến SIM05: KBK Tin nhắn trả về: Da luu |
16 |
KTCD |
Kiểm tra lại các thông số đã cài đặt (KTCD = Kiểm Tra Cài Đặt) |
Nhắn tin đến SIM05: KTCD Tin nhắn trả về: 1. Cua phong khach 2. Cua cuon Bat BD Duoc goi Bat BK
Ý nghĩa: – Đang cài đặt Vị trí lắp cảm biến số 1 là Cửa phòng khách. – Vị trí lắp cảm biến số 2 là Cửa cuốn. – Bật chế độ BÁO ĐỘT NHẬP – Được gọi điện cảnh báo – Cho phép chế độ BÁO KHÁCH được hoạt động khi tắt chế độ BÁO ĐỘT NHẬP |
17 |
TT |
Kiểm tra trạng thái có điện/mất điện của SIM05 (TT = Trạng Thái) |
Nhắn tin đến SIM05: TT Tin nhắn trả về: Co dien ! |
- Ứng dụng
4.1. Ứng dụng của cảnh báo mất điện:
– Hệ thống an ninh giám sát, chống trộm cướp, kẻ gian đột nhập: Dù cho trong nhà bạn đang sử dụng hệ thống báo động trung tâm, hệ thống camera giám sát hay bất kỳ một hệ thống an ninh nào đi nữa thì nó vẫn chưa thực sự an toàn. Bởi chỉ cần cắt điện là hầu hết các hệ thống bảo vệ đó sẽ bị vô hiệu hóa. Với SIM05, chủ nhà sẽ được cảnh báo ngay khi mất điện, từ đó chủ động đề phòng và đối phó.
– Kho lạnh, kho trữ thực phẩm : các kho này cần duy trì điện liên tục, chỉ cần mất điện mà không phát hiện trong thời gian ngắn cũng sẽ gây ra hậu quả tổn thất rất lớn.
– Ấp trứng gia cầm ở các trang trại.
– Trong chăn nuôi: sục khí nuôi tôm / nuôi cá, bể cá cảnh …
– Các trạm biến áp, phân xưởng, công ty, phòng máy tính server..v.v.
Và bất cứ nơi đâu cần cảnh báo ngay khi xảy ra mất điện để kịp thời có những biện pháp đối phó.
4.2. Ứng dụng của cảnh báo mở cửa:
– Chế độ BÁO KHÁCH: giúp người dùng biết được có khách mở cửa để vào. Có thể dùng cho các cửa hàng, quán ăn…
– Chế độ BÁO ĐỘT NHẬP: giúp người dùng biết được có người mở cửa đột nhập, để chống trộm, xua đuổi kẻ trộm/kẻ xấu.
- Nguyên lý hoạt động
Dùng Remote để chuyển giữa chế độ BÁO KHÁCH và chế độ BÁO ĐỘT NHẬP.
5.1. Chế độ BÁO KHÁCH
Khi nhấn Remote và nghe thấy còi kêu 1 lần (trong 0.5s) thì đã bật sang chế độ BÁO KHÁCH.
Lúc này, đèn Led Báo Động sẽ tắt.
Khi đó, mỗi khi mở cửa tại nơi lắp các cảm biến thì còi sẽ phát ra tiếng kêu 1 lần (trong 0.5s) để báo có người mở cửa.
*Lưu ý:
Chế độ BÁO KHÁCH được phép hoạt động khi đã nhắn tin đến thiết bị: BK
Không cho phép chế độ BÁO KHÁCH hoạt động bằng cách nhắn tin đến thiết bị: KBK
(lúc này còi sẽ không phát ra tiếng kêu mỗi lần mở cửa, trong khi chế độ BÁO ĐỘT NHẬP vẫn hoạt động bình thường)
5.2. Chế độ BÁO ĐỘT NHẬP
Khi nhấn Remote và nghe thấy còi kêu 3 lần (0.5s mỗi lần) thì đã bật sang chế độ BÁO ĐỘT NHẬP.
Lúc này đèn Led Báo Động sẽ chớp liên tục.
– Khi mở cửa tại nơi lắp đặt cảm biến, còi báo động sẽ hú liên tục.
– Đèn Led Báo Động sẽ sáng liên tục.
– Thiết bị sẽ nhắn tin đến các số điện thoại đã lưu trong danh sách, tin nhắn có nội dung CỬA MỞ kèm theo vị trí cửa:
Ví dụ:
CUA MO !
Vi tri 1: Cua phong khach
Hoặc:
CUA MO !
Vi tri 2: Cua cuon
– Sau đó thiết bị sẽ gọi điện đến các số điện thoại đã lưu trong danh sách.
– Sau khi nhắn tin và gọi điện, còi báo động sẽ kêu thêm 30s rồi tắt.
*Lưu ý:
Có thể bật/tắt chế độ BÁO ĐỘT NHẬP ở bất cứ nơi đâu (ví dụ ở xa nơi lắp đặt thiết bị) bằng cách nhắn tin đến thiết bị tin nhắn có nội dung: BD
- Đặc điểm thiết kế
6.1. Sim điện thoại lắp cho bộ SIM05:
– Có thể lắp Sim của các nhà mạng: Viettel, Mobifone, Vinafone, Vietnamobile.
– Sử dụng Sim có khả năng nhắn tin, gọi điện.
6.2. Cài đặt SIM05 đơn giản bằng cách nhắn tin trực tiếp cho SIM05 theo tập lệnh:
– Thêm số điện thoại lưu vào danh sách.
– Xóa số điện thoại ra khỏi danh sách hoặc xóa cả danh sách.
– Liệt kê danh sách đã lưu.
– Kiểm tra tài khoản hiện tại còn trong Sim.
– Nạp tiền vào tài khoản Sim.
– Kiểm tra chất lượng sóng điện thoại ở vị trí lắp đặt.
– Đặt tên vị trí cửa nơi lắp đặt cảm biến.
– Chuyển chế độ BÁO KHÁCH hoặc BÁO ĐỘT NHẬP.
– Cho phép/ không cho phép gọi điện cảnh báo khi có đột nhập.
– Cho phép/ không cho phép chế độ BÁO KHÁCH hoạt động.
– Kiểm tra lại các thông số cài đặt.
– Kiểm tra trạng thái có điện hay mất điện.
6.3. Các thành phần của SIM05 – Đặc điểm cấu tạo:
6.3.1. Bộ trung tâm:
– Bộ trung tâm là nơi xử lý tất cả các hoạt động của SIM05, nơi nhận tín hiệu từ remote và các cảm biến mở cửa.
Gồm có:
– Cổng kết nối: cáp USB ghim nguồn, cổng gắn Sim điện thoại, cổng kết nối còi báo động.
– LED cảnh báo: Led Mạng GSM, Led Cảm Biến, Led Báo Động, Led Sẵn Sàng
+ Led Mạng GSM:
Chớp nhanh: đang kết nối vào mạng điện thoại GSM
Chớp chậm: đã kết nối vào mạng điện thoại GSM
+ Led Cảm Biến: Led sáng mỗi khi nhận được tín hiệu từ các cảm biến.
+ Led Báo Động:
Tắt: đang chế độ BÁO KHÁCH
Chớp: đang chế độ BÁO ĐỘT NHẬP
Sáng: báo động đang xảy ra
+ Led Sẵn Sàng: Led sáng khi thiết bị đã kết nối vào mạng điện thoại GSM và sẵn sàng hoạt động.
6.3.2. Cảm biến mở cửa:
– Cảm biến mở cửa là một loại cảm biến từ. Gồm có 2 phần.
– Lắp đặt 2 phần này với khoảng hở không quá 10mm.
– Khi 2 phần tách ra xa nhau khoảng hơn 20mm, cảm biến sẽ phát tín hiệu về Bộ Trung Tâm, cảnh báo hở (cửa mở).
– Khoảng cách lắp đặt cảm biến đến bộ trung tâm: Ở môi trường có vật cản, xuyên tường, khoảng cách có thể 20m~30m. Ở môi trường thông thoáng không vật cản, khoảng cách có thể lên đến 80m~100m.
– Cảm biến sử dụng pin. Thời gian sử dụng pin hơn 3 ~ 6 tháng (tùy vào tần suất mở cửa)
– Khi mở cửa mà đèn cảm biến không sáng, hoặc ở chế độ BÁO KHÁCH và còi không kêu khi mở cửa, lúc này cần thay pin cảm biến.
6.3.2. Remote:
– Remote chỉ có một nút nhấn, dùng để chuyển chế độ giữa BÁO KHÁCH và BÁO ĐỘT NHẬP.
– Khoảng cách remote có thể gửi tín hiệu đến bộ trung tâm: Ở môi trường có vật cản, xuyên tường, khoảng cách có thể 15m~20m. Ở môi trường thông thoáng không vật cản, khoảng cách có thể lên đến 50m~100m.
– Remote sử dụng pin 3V CR2032. Pin có thể dùng hơn 1 năm mới phải thay. Khi dùng pin đã lâu, cần kiểm tra pin bằng cách nhấn nút và quan sát đèn Led màu xanh trên remote, nếu đèn Led không sáng, sáng yếu thì cần phải thay pin.
6.3.3. Còi báo động:
– Biên độ âm thanh: 110dB
– Tần số cộng hưởng: 2500Hz ± 500Hz
– Còi báo động có âm lượng lớn, giúp cảnh báo đến người dùng và những người xung quanh khi có kẻ đột nhập, đồng thời gây bất ngờ và hoảng loạn cho kẻ đột nhập.
6.3.4. Pin dự phòng:
– Pin dự phòng có chức năng duy trì hoạt động cho SIM05 khi mất điện.
– Khả năng cấp nguồn: ~12 giờ
– Tích hợp đèn LED siêu sáng có thể hoạt động ở 3 chế độ: Siêu sáng, Sáng mờ vừa đủ, Nhấp nháy cảnh báo SOS.
– Được thiết kế bằng vỏ nhôm nguyên khối, rất an toàn khi sử dụng.
– Nhỏ gọn, khối lượng chỉ 80g, kích thước 106x24mm.
– Thiết kế tinh tế – hàng chính hãng chuyên dụng có độ tin cậy cao.
6.3.5. Adapter nguồn:
SIM05 sử dụng adapter nguồn DC 5V:
Ngõ vào: AC100~240V 50/60Hz
Ngõ ra: DC5V 1.0A
- Một số lưu ý khi sử dụng thiết bị:
– Đây là một sản phẩm hoạt động online (luôn kết nối vào mạng điện thoại viễn thông), nên việc lên lịch định kỳ để kiểm tra hoạt động của thiết bị là cần thiết.
– Chế độ BÁO KHÁCH cũng là một cách để kiểm tra pin của cảm biến: nếu mở cửa mà còi không kêu, đồng thời đèn Led trên cảm biến không sáng, lúc này cần thay pin cảm biến.
– Người dùng nên định kỳ mỗi tháng kiểm tra tình trạng hoạt động của SIM05 bằng cách soạn tin: KTTK để Kiểm Tra Tài Khoản. SIM05 sẽ nhắn lại tin có nội dung thông báo số tiền hiện có.
Việc này cũng giúp Sim điện thoại phát sinh cước, để tránh Sim bị nhà mạng khóa vì không sử dụng.
– Nếu cất giữ SIM05 lâu ngày không sử dụng, có thể pin dự phòng sẽ bị cạn. Do đó trước khi sử dụng cần ghim Adapter nguồn để sạc đầy pin, sau đó mới lắp đặt đưa vào sử dụng.
*Video Hướng dẫn sử dụng SIM05: